Dự án
  • Sun* Inc. Tuyển Dụng
  • Sun* Inc. Tuyển Dụng
  • Sun* Inc. Tuyển Dụng
Ban chấp hành Rừng văn hóa Ueno,LINE Pay Co.Ltd.

Dự án LINE Pay

Project Info
Client
Ban chấp hành Rừng văn hóa UenoLINE Pay Co.Ltd.
Services
TOKYO-UENO WONDERER PASS
Sun* Team
Lead PHP EngineerProject Leader (BrSE)Project Manager/Director
Solution
Lập trình (Phát triển App)Tạo spec và định nghĩa yêu cầuTạo tài liệu đặc tảThiết kế UI/UX

Hé lộ giá trị nghệ thuật văn hóa Ueno mang tính đại diện cho Nhật Bản

Giới thiệu về những thử nghiệm thực tế trong việc kỹ thuật số hóa vé vào cửa bằng việc thao tác trên smartphone, kết hợp với Ủy ban điều hành khái niệm mới Rừng văn hóa Ueno (Sau đây gọi là rừng văn hóa Ueno) và LINE Pay. Dự án này là một ứng dụng được liên kết với LINE và là một dự án góp phần thúc đẩy nghệ thuật văn hóa bằng hình thức hình thành một cụm văn hóa kết hợp với các bảo tàng có trong Công viên Ueno.

Vấn đề của đối tác

Muốn số hóa vé vào cửa thông thường loại hộ chiếu giấy

Vào năm 2020, khi Thế vận hội Tokyo dự kiến ​​được tổ chức, người ta kỳ vọng rằng bằng cách phát triển một loạt các chương trình văn hóa và tích cực phổ biến, giới thiệu chúng, thì Nhật Bản sẽ nắm vững cơ hội để tạo ra bước tiến nhảy vọt trong việc trở thành nơi trao đổi văn hóa của toàn thế giới. 

Xung quanh khu vực Ueno, được coi là khu vực văn hóa nghệ thuật đại diện cho Nhật Bản với: Công viên Ueno / Ao Shinobazu, được biết đến là nơi nổi tiếng với hoa anh đào, các cơ sở văn hóa như bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật hay sở thú – một nét đặc trưng của Nhật Bản, hơn nữa nơi đây cũng tập trung các trường cao đẳng nghệ thuật và các tòa nhà từ thời Edo – mang hơi hướng đại diện cho Nhật Bản…

Xem thêm: Concept movie của rừng văn hóa Ueno

“Rừng văn hóa Ueno” là các cơ quan và tổ chức trong khu vực Ueno hợp tác và liên kết với nhau để phát triển các giá trị tiềm năng của các nguồn tài nguyên văn hóa và nghệ thuật của từng lĩnh vực . Đây là một dự án do Cơ quan Văn hóa xúc tiến với mục đích biến Công viên Ueno trở thành một “khu rừng văn hóa”. 

Dự án mà Sun* hợp tác phát triển lần này là dự án digital hóa từ giấy sang ứng dụng LINE bằng việc tham khảo loại hộ chiếu vé thông thường “UENO WELCOME PASSPORT” đến các cơ sở văn hóa trong khu vực Ueno và là đã có tiến hành thử nghiệm renewal mang tên  “TOKYO-UENO WONDERER PASS”

Vé vào cửa bằng giấy thông thường UENO WELCOME PASSPORT

Đề xuất từ ​​Sun*

Cộng tác với LINE Pay

Trong quá trình thử nghiệm, đã mở một tài khoản chính thức của LINE và triển khai Barrier-free map xung quanh Công viên Ueno, tiến hành link đến trang web chính thức và thực hiện các chức năng VD như hướng dẫn cho những người đến thăm Công viên Ueno… Ngoài ra, còn có thể mua vé vào cửa các cơ sở văn hóa trong Công viên Ueno bằng LINE Pay và việc sử dụng vé cũng được thao tác hoàn toàn trong ứng dụng.

Do  concept cũng như các giá trị cốt lõi mà app muốn cung cấp tới người dùng đều đã được phía khách hàng làm rõ, nên phần định nghĩa yêu cầu của dự án cũng đã được thực hiện rõ ràng. PM phía Sun*JP sẽ tiến hành quản lý dự án cũng như quản lý các định nghĩa yêu cầu, Sun*JP PM cũng sẽ tiến hành quản lý tổng thể team phát triển, bên Nhật sẽ tiến hành design  UI / UX còn bên Việt Nam sẽ build 1 team gồm: project leader (1 BrSE), PHP dev (2), QA (1), Infra dev (1). Đây cũng là một đặc trưng của Sun* Digital Creative Studio: các thành viên có kinh nghiệm bên Sun*JP sẽ quản lý toàn bộ dự án và có thể xử lý các đầu việc như từ xác định yêu cầu đến thiết kế màn hình, phát triển và cấu trúc infra … 

Sơ đồ hệ thống phát triển của TOKYO-UENO WONDERER PASS

Do app này sử dụng 『LIFF(LINE Front-end Framework)』- service do LINE cung cấp cho các nhà phát triển, nên project này sẽ có sự hợp tác với LINE Pay. Hiện tại, nhiều tài khoản chính thức của LINE đã có LIFF rồi nên về cơ bản là có thể mở trên Webview, nên vấn đề ở đây là khó hạn chế các nội dung hiển thị.

Hiện tại đang dùng Microsoft Azure để vận hành hệ thống, build trên môi trường phát triển (staging) Azure phù hợp với PoC.  Lý do sử dụng Azure là vì dự án này là PoC (Proof of Concept). Azure có thể chuẩn bị một môi trường phát triển trong một khoảng thời gian ngắn, và vì đây là hệ thống trả tiền nên nếu dùng Azure sẽ giúp loại bỏ các chi phí không cần thiết, vì vậy có thể nói đây là một môi trường phù hợp để thực hiện PoC nhất là khi muốn bắt đầu một business mới với tốc độ nhanh.

 

Điều cần đặc biệt chú ý khi phát triển là hướng tới một DB có thể đáp ứng linh hoạt không chỉ các yêu cầu ban đầu mà còn cho các phát triển trong tương lai, phía Nhật sẽ cấu trúc phần basic. Nếu làm được như thế thì có thể đáp ứng tốt các yêu cầu xảy ra trong quá trình phát triển (CR) kể cả với những thay đổi nhỏ (về việc thêm các mục vào DB) như vậy sẽ cải thiện được chất lượng cũng như tốc độ phát triển. Ở phần virtualization thì đang dùng Doker vì nó có ưu điểm là có thể nâng cấp linh hoạt các phiên bản mới nhất của Rails và LIFF, kể cả sau này có chức năng mới cũng sẽ dễ dàng đáp ứng linh hoạt được.

Azure hoàn toàn phù hợp cho việc thực thi PoC vì có thể cấu trúc một cách nhanh chóng 

Project Topic

Do phương pháp phát triển kiểu Agile nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nên sẽ chạy theo tiến độ như sau: việc định nghĩa yêu cầu cũng như xác nhận các đặc điểm kỹ thuật sẽ mất 1 tháng, phát triển các chức năng cơ bản sẽ mất 3 tháng, và dành ra 2 tháng để cải thiện tính hoàn chỉnh của ứng dụng như thay đổi/ thêm chức năng. Tổng thể thì Native app được hoàn thành trong khoảng nửa năm. Do phương pháp phát triển không phải là kiểu Waterfall, mà theo Agile nên có thể đối ứng linh hoạt việc thay đổi spec ngay cả sau khi đã định nghĩa yêu cầu.

Để dự án được tiến hành một cách suôn sẻ, bên design UI / UX có tạo mockup sử dụng prototype trước khi bắt đầu phát triển, đồng thời ở giai đoạn mới bắt đầu dự án có tiến hành xác nhận trên smartphone thực tế về behavior cũng như các image. Mặc dù nói là prototype, nhưng các issues cũng như các idea cải tiến vẫn luôn là process tối quan trọng nhằm tăng giá trị và chất lượng của dịch vụ/ ứng dụng. Đồng thời, giúp cho việc giảm các bổ sung/ thay đổi chức năng sau khi phát triển, giúp phần phát triển đạt hiệu quả cao về chi phí.

Ngoài ra, Sun* không chỉ nhất nhất làm theo các yêu cầu từ phía khách hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn dựa trên quan điểm luôn đặt ra câu hỏi: “Giá trị và chức năng mà người dùng đang tìm kiếm là gì?” để đưa ra các recommend phù hợp cho khách hàng VD như nên có thêm chức năng search vị trí hiện tại, lọc theo từ khóa, giới thiệu các công trình, cơ sở xung quanh user … 

Từ quan điểm làm sao để design được UI/UX thân thiện với user (không phải là vé bằng giấy ) để tạo ra sản phẩm vé kỹ thuật số mặc dù chưa thực sự phổ biến trên thị trường nhưng lại khiến user cảm thấy rất gần gũi và nâng cao được giá trị sử dụng vé. Dựa trên mô típ là một tấm vé , việc thiết kế được chú trọng đến sự dễ hiểu dễ sử dụng cho người dùng, với một giao diện dù người già hay người trẻ cũng có thể dễ dàng thao tác được , hay đơn giản như có thể dễ dàng hiểu được vé nào còn hiệu lực vé nào đã được sử dụng chẳng hạn .

Ngoài ra, việc kỹ thuật số hóa vé giấy không chỉ nâng cao tiện ích cho người dùng mà còn có những điểm lợi sau đây ở góc độ kinh doanh:

・Cung cấp đa dạng các thông tin về các điểm tham quan tại khu vực Ueno cũng như các triển lãm cho người dùng trên LINE

・Thu hút được ý muốn dùng lại cũng như xây dựng được sự tương tác với user truy cập bằng cách cung cấp đa dạng thông tin như nói bên trên

・Nâng cao trải nghiệm của khách du lịch đến thăm Nhật Bản

Client Voice

“Khu vực Ueno là nơi hiếm hoi mà bạn có thể thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật văn hóa, nơi tập trung các cơ sở văn hóa quy mô lớn đại diện cho Nhật Bản. Để vận hành một cơ sở hạ tầng vé vào phổ cập cũng như cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin… đối với các nhà điều hành cũng như việc điều chỉnh theo du khách quả là điều không hề đơn giản. Sun* đã thử truy cập trang web, và thu thập nhiều ý kiến ​​khác nhau để từ đó tạo ra một ứng dụng tập trung triệt để vào phía người dùng. Sự lây lan của vi rút corona vẫn đang đang lan rộng. Rất mong một ngày nào đó Ueno sẽ lại hội tụ và nhiều du khách sẽ có thể trải nghiệm ứng dụng này . “